Nám da mặt vùng má là gì? Nguyên nhân do đâu? Điều trị như thế nào?
1. Tình trạng nám da mặt vùng má là gì?
Theo chuyên gia tại Viện Da liễu Trung ương, nám da mặt vùng má là các đốm màu vàng hoặc nâu, kích thước nhỏ tập trung chủ yếu ở phần má và có thể lan rộng sáng mũi và trán.
Chuyên gia da liễu cũng giải thích, tình trạng này xuất phát từ sự tăng sinh quá mức của các hắc tố melanin ẩn sâu dưới lớp hạ bì và trung bì. Phần lớn những người bị nám da thường sở hữu làn mỏng, mịn và trắng sáng. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, các đốm nám có xu hướng lan ra các vùng da xung quanh, sậm màu và cũng khó điều trị dứt điểm.
2. Có những loại nám da mặt vùng má phổ biến nào?
Thực tế, nám da mặt vùng má được chia thành rất nhiều loại khác nhau dựa trên nguyên nhân hình thành, diện tích bề mặt cũng như độ nông sâu của chân nám. Tuy nhiên, Hiệp hội da liễu Hoa Kỳ phân chia nám da thành 3 loại cơ bản nhất, đó là:
- Nám mảng: Là những đốm nám có màu sắc nhạt, kích thước nhỏ và tập trung thành các mảng lớn trên mặt. Tình trạng nám da theo từng mảng chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân như tia cực tím, lạm dụng thuốc tránh thai hay mỹ phẩm kém chất lượng,...
- Nám chân sâu (nám đốm): Đây là loại nám có gốc nám bám sâu ở đáy da nên rất khó để điều trị hết. Nám đốm xuất hiện phần lớn là do vấn đề rối loạn nội tiết, thay đổi gen,...
- Nám hỗn hợp: Tình trạng xuất hiện đồng thời nám mảng và nám đốm trên da được gọi là nám hỗn hợp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc điều trị nám hỗn hợp sẽ phức tạp và đòi hỏi kết hợp nhiều phương pháp khác nhau
3. Nám da vùng má xuất phát từ những nguyên nhân nào?
Chuyên gia da liễu khẳng định, tình trạng nám sạm vùng má xuất hiện ở nhiều đối tượng, đặc biệt là phái nữ khi bước qua độ tuổi 30. Tình trạng rối loạn sắc tố da chủ yếu đến từ các nhân tố sau:
- Di truyền: Khoa học chứng minh có trên 50% những người bị nám tàn nhang bởi di truyền từ thế hệ trước trong gia đình. Như vậy, nếu trong gia đình bị nám sạm thì khả năng cao con cháu cũng sẽ gặp vấn đề tương tự
- Rối loạn hắc tố melanin: Tình trạng tăng sinh bất thường của hắc tố melanin sẽ khiến một số vùng da trên gương mặt đổi màu, tạo ra các đốm nâu kém thẩm mỹ
- Nội tiết tố thay đổi: Thời gian mang thai, sau sinh hoặc tiền mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện vấn đề rối loạn nội tiết, kích thích sản xuất melanin, hình thành nên đốm nám
- Nám da do biến chứng của một số bệnh: Các tình trạng bệnh như viêm cổ tử cung, sốt gián, bệnh ngoài da hoặc liên quan gan,... là nguyên nhân gây nám tàn nhang
4. Tổng hợp phương pháp ngăn ngừa và điều trị đốm nám vùng má hiệu quả
Điều trị tận gốc vấn đề nám da mặt vùng má không phải điều dễ dàng, đòi hỏi việc áp dụng đúng phương pháp và kiên trì mới đạt hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, phái đẹp cần thăm khám trực tiếp với các bác sĩ da liễu, đồng thời tham khảo một số liệu pháp điều trị sau đây:
4.1. Lựa chọn các sản phẩm có chứa hoạt chất trị nám
Một trong những liệu pháp điều trị nám da được nhiều người lựa chọn phải kể đến các sản phẩm kem bôi ngoài ra. Một số loại kem bôi trị nám có chứa thành phần hóa học như Hydroquinone 2 - 4%, Acid Azelaic, Tretinoin, Niacinamide hay vitamin C,... được chứng minh có công dụng làm mờ đốm nám, cải thiện tone da.
Tuy nhiên, để hạn chế hiện tượng kích ứng không mong muốn, phái đẹp cần cẩn trọng trong việc lựa chọn sản phẩm cũng như dùng với liều lượng phù hợp.
4.2. Làm mờ các đốm nám sạm bằng liệu pháp peel da
Bản chất của phương pháp trị nám này là sử dụng thành phần acid salicylic, alpha hydroxy,... tác động trực tiếp lên bề mặt da. Từ đó giúp loại bỏ các tế bào chết, mềm hóa làn da, phục hồi và tái tạo làn da mới trắng sáng, láng mịn. Mặc dù vậy, peel da trị nám không phù hợp để điều trị các đốm nám chân sâu, nám lâu năm và được khuyến cáo không sử dụng đối với phụ nữ mang thai.
4.3. Ứng dụng bước sóng laser khắc nám da mặt vùng má
Điều trị nám bằng tia laser hiện đang là liệu pháp an toàn, hiệu quả cao được nhiều người lựa chọn. Dưới những tác động sâu của bước sóng laser với tần số phù hợp, sắc tố melanin sẽ nhanh chóng bị phá vỡ cấu trúc và đào thải ra bên ngoài. Mặt khác, kích thích sản xuất collagen thay thế các tế bào bị tổn thương, trả lại làn da mịn màng, trắng hồng tự nhiên.
Thực tế, một liệu trình trị nám da bằng tia laser kéo dài từ 10 - 20 tuần, tùy theo tình trạng làn da của khách hàng. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp bảo vệ da sau điều trị, tình trạng nám sạm có nguy cơ tái phát rất cao.
5. Bật mí các cách ngăn ngừa hiện tượng nám da vùng má
Tình trạng nám da mặt vùng má được nhận định là tương đối phổ biến và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Do đó ngoài cách điều trị, chị em cũng cần trang bị cho mình những phương pháp phòng tránh và ngăn ngừa nám xuất hiện trên da:
- Giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp của làn da với ánh nắng mặt trời bằng các sản phẩm kem chống nắng, mũ áo, khẩu trang, kính râm,...
- Bổ sung thêm những nhóm thực phẩm giàu vitamin A, C, E, B12. Đồng thời, cắt giảm các loại đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn hay nhiều đường để chặn đứng hoạt động của hắc tố melanin
- Tìm hiểu kỹ tình trạng làn da và lựa chọn mỹ phẩm phù hợp, hãy tìm đến những thương hiệu mỹ phẩm có danh tiếng, có nguồn gốc rõ ràng
- Hạn chế tình trạng căng thẳng, lo lắng, không thức khuya, ngủ đủ giấc và đúng giờ cũng sẽ giúp giảm thiểu các tác động của hắc tố melanin
Toàn bộ thông tin trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về tình trạng nám da mặt vùng má và cách chữa trị hiệu quả. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về vấn đề của làn da, phái đẹp nên thăm khám trực tiếp tại các địa chỉ thẩm mỹ uy tín để được tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Bài viết gần đây