Giảm sắc tố da là gì? Phân loại và cách phòng tránh thế nào?

29/07/2023 Tác giả: Admin 53
Giảm sắc tố da là một trong những thể của rối loạn sắc tố bên trong cơ thể, biểu hiện của chúng là những vùng da sáng màu hơn hẳn so với toàn bộ cơ thể. Giảm sắc tố da là nguyên nhân gây ra một số căn bệnh hiếm gặp hiện nay như bệnh bạch tạng, bệnh bạch biến, vảy phấn trắng. Phần lớn các vấn đề rối loạn sắc tố da này đều không tác động xấu tới sức khỏe, nhưng chúng lại ảnh hưởng ít nhiều đến tính thẩm mỹ, khiến vẻ ngoài của người mắc phải trở nên kém sắc, thiếu tự tin.

1. Hiểu như thế nào về giảm sắc tố da?

Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD), giảm sắc tố da được hiểu là một trong những thể của tình trạng rối loạn sắc tố xảy ra bên trong cơ thể. Biểu hiện của giảm sắc tố là những vùng da có sắc tố sáng hơn hẳn so với bình thường, khiến tổng thể làn da trở nên không đều màu. Rối loạn sắc tố da nói chung đều rất dễ nhận biết bằng mắt thường hoặc qua các thiết bị soi da chuyên sâu, bởi sự chênh lệch sắc tố da là khá rõ rệt.

Giảm sắc tố da bản chất là sự suy giảm đột ngột hoặc quá trình tổng hợp sắc tố melanin trong cơ thể bị gián đoạn nghiêm trọng. Mặc dù, giảm sắc tố da được đánh giá là tình trạng da liễu khá lành tính, không tác động xấu tới sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ, khiến nhiều chị em cảm thấy mất tự tin khi gặp phải.

Giảm sắc tố da là tình trạng rối loạn tiết tố xảy ra bên trong cơ thể

Giảm sắc tố da là tình trạng rối loạn tiết tố xảy ra bên trong cơ thể

2. Giảm sắc tố da nguyên nhân do đâu?

Theo nhiều nghiên cứu, tùy vào từng nguyên nhân khác nhau mà khả năng phục hồi rối loạn sắc tố trên da cũng không giống nhau. Giảm sắc tố xuất phát từ yếu tố bên trong cơ thể và tác động từ bên ngoài, cụ thể:

Di truyền

Di truyền là yếu tố rất lớn quyết định đến tình trạng giảm sắc tố trên da, thông thường những người có người thân trong gia đình gặp phải một số bệnh lý liên quan tới giảm sắc tố da thì khả năng cao sẽ gặp phải tình trạng da liễu tương tự.

Giảm sắc tố da di truyền thường xuất hiện từ ngay khi sinh ra. Đây được xem là tình trạng bệnh lý mãn tính, gần như không thể khắc phục.

Hậu tổn thương trên da

Viêm nhiễm trên da nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các tổn thương trên bề mặt da và gây nên tình trạng giảm sắc tố. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị như laser, lăn kim, tẩy tế bào chết hóa học nếu thực hiện không đúng kỹ thuật cũng là nguyên nhân dẫn tới suy giảm sắc tố da.

3. Phân loại thiếu hụt sắc tố trên da

Thiếu hụt sắc tố được phân loại thành những tình trạng chính như sau:

Mất sắc tố do tổn thương trên da

Mắc sắc tố sau nhưng tổn thương trên da được biểu hiện bằng những mảng sắc tố sáng màu tại một số vùng da nhất định trên cơ thể. Tình trạng giảm sắc tố da này không duy trì vĩnh viễn mà có thể cải thiện nếu được nếu điều trị sớm và đúng cách. Tuy nhiên, thời gian điều trị khá lâu và cần áp dụng những liệu pháp chuyên sâu.

Mất sắc tố sau tổn thương trên da có thể được che phủ dễ dàng bằng cách trang điểm đánh lừa thị giác.

Bệnh bạch tạng

Bạch tạng là một bệnh lý di truyền vô cùng hiếm gặp. Tại Mỹ trung bình 20.000 người mới có 1 ca bị mắc bạch tạng. Bạch tạng đa phần sẽ đến từ yếu tố di truyền qua các thế hệ có cùng huyết thống.

Những người mắc bạch tạng thường có một gen bất thường thực hiện nhiệm vụ ức chế sản sinh hắc tố melanin (một loại hắc tố quyết định màu tóc, màu da, màu mắt ở người). Chính vì vậy, da, tóc, lông mày của họ sẽ có màu trắng, sắc tố đen trong tròng mắt cũng ít hơn những người bình thường.

Bệnh bạch tạng là căn bệnh hiếm gặp do rối loạn sắc tố trên da

Bệnh bạch tạng là căn bệnh hiếm gặp do rối loạn sắc tố trên da

Bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến được biểu hiện bằng các mảng sắc tố trắng mịn trên bề mặt da. Bệnh lý này biến xuất hiện khi các tế bào sản xuất melanin bị tổn thương nghiêm trọng. Các bác sĩ cho biết, bạch biến hiện vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm.

Bệnh bạch biến gây nên những vùng da có sắc tố sáng bất thường

Bệnh bạch biến gây nên những vùng da có sắc tố sáng bất thường

Vảy phấn trắng

Vảy phấn trắng là một trình trang giảm sắc tố da, biểu hiện là những mảng sắc tố trắng nhô lên cao hơn so với bề mặt. Vấn đề da liễu này thường gặp nhiều ở những người có làn da ngăm, sẫm màu.

4. Cách ngăn ngừa tình trạng giảm sắc tố trên da hiệu quả

Các chuyên gia da liễu vấn khuyến nghị, cho dù tình trạng giảm sắc tố da đến từ yếu tố di truyền hay bất kì nguyên nhân nào khác, chị em vẫn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da đúng cách nhằm hạn chế tối đa tình trạng rối loạn sắc tố có thể trở nên trầm trọng. Cụ thể:

- Luôn giữ cho da được sạch sẽ, hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm khiến da xuất hiện mụn nhọt, từ đó da sẽ trở nên yếu ớt hơn trước các tác động bên ngoài môi trường

- Cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn mỹ phẩm, đặc biệt là những sản phẩm dưỡng trắng, có khả năng tẩy rửa mạnh gây bào mòn da

- Luôn sử dụng kem chống nắng có chỉ số >50 SPF trước khi ra khỏi nhà, kết hợp với các trang bị như mũ, khẩu trang, quần áo dài tay

- Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, tăng cường vitamin C, A, B, E cùng khoáng chất có trong các loại rau xanh, trái cây, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có tính nóng, cay ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làn da

Thoa kem chống nắng nhằm bảo vệ da khỏi tình trạng giảm sắc tố da

Thoa kem chống nắng nhằm bảo vệ da khỏi tình trạng giảm sắc tố da

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng giảm sắc tố da cùng một số bí quyết giúp chị em ngăn chặn tình trạng rối loạn sắc tố trở nên trầm trọng. Đối với bất kỳ vấn đề rối loạn sắc tố nào chị em cũng nên chủ động thăm khám để xác định chính xác tình trạng da liễu của mình và có được liệu pháp điều trị phù hợp nhất

0.03100 sec| 2280.578 kb