Da sạm nám là gì? Nguyên nhân do đâu? Điều trị da sạm như thế nào?
1. Da sạm nám là gì? Biểu hiện như thế nào trên da?
Theo chuyên gia tại Viện Da liễu Trung ương, tình trạng da sạm nám là những vết hoặc mảng đậm màu xuất hiện trên bề mặt da. Trên khía cạnh khoa học, nám sạm là hiện tượng tế bào Melancocytest tăng khả năng sản sinh melanin, các hắc tố tập trung lại tại một số vùng da nhằm mục đích bảo vệ trước những tác nhân bên ngoài như tia cực tím, vi khuẩn, khói bụi,... Tuy nhiên, cơ chế bảo vệ da này lại gây ra một số điểm hoặc mảng da thâm, sậm màu và nổi bật hẳn các vùng da lân cận.
Vùng da bị nám sạm dễ dàng nhận biết bằng mắt thường với những đốm nâu đậm cùng nhiều kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Bên cạnh đó, làn da bị nám sạm, xỉn màu cũng có thể xuất hiện ở một số vị trí như:
- Da mặt: Cấu trúc da mặt mỏng và nhạy cảm trước các tác nhân bên ngoài nên rất dễ hình thành nám sạm
- Da cổ: Thói quen không dùng kem chống nắng, không che chắn da cẩn thận khiến vùng cổ chịu tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời, gây ra các mảng màu thâm sạm ở cổ
- Da tay: Phơi nắng hoặc tiếp xúc với hóa chất từ nước rửa bát, xà phòng,... kích thích quá trình tăng sinh melanin gây nám sạm ở vùng mu bàn tay
Thực tế, da nám sạm thường xuất hiện cùng một số biểu hiện khác như da bong tróc, lão hóa, kém sắc. Mặc dù không phải là một dạng bệnh lý nguy hiểm nhưng nám da lại ảnh hưởng trực tiếp đến tình thẩm mỹ, khiến phái đẹp cảm thấy tự ti, mặc cảm trong giao tiếp.
2. Da nám sạm thường xuyên xảy ra ở đối tượng nào?
Công bố của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD) cho biết, nữ giới là đối tượng có tỷ lệ bị nám sạm cao gấp nhiều lần so với nam giới. Sở dĩ, phái đẹp phải trải qua nhiều giai đoạn nội tiết tố hơn cũng như thường xuyên sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm để dưỡng trắng da nhưng lại không có biện pháp bảo vệ da trước tác động từ tia cực tím:
- Phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh - mãn kinh: Đây là giai đoạn nội tiết tố trong cơ thể thường xuyên rối loạn, kích thích tăng sinh melanin gây sạm da
- Người có thói quen ăn uống không khoa học: Những thói quen uống không đầy đủ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làn da, dẫn đến khô da, lão hóa và nhạy cảm trước tác nhân gây nám
- Người thường xuyên làm việc dưới ánh nắng mặt trời: Các nguyên cứu khoa học chỉ ra, tia UV làm tăng sắc tố melanin, gây nám sạm và thâm da
- Người tiếp xúc với nhiều với hóa chất: Việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất trong nhựa đường, dầu hỏa hay xăng,... khả năng bị nám sạm da rất cao
- Người sử dụng mỹ phẩm sai cách: Một số loại mỹ phẩm có tính bào mòn da, chứa nhiều chất khiến làn da bị mỏng, yếu và dễ bắt nắng, dẫn đến hiện tượng nám da
3. Nám sạm da xuất hiện bởi những nguyên nhân nào?
Dám sạm có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố bên trong cơ thể hay tác nhân bên ngoài. Cụ thể:
- Bệnh lý: Chuyên gia da liễu khẳng định các dấu hiệu của một số loại bệnh lý như rối loạn chuyển hóa, thiếu hụt vitamin sẽ gây ra hiện tượng da bị sạm, thâm đen. Ngoài ra, khi sử dụng một số loại thuốc điều trị nội tiết, thuốc trị sốt rét hay thuốc chống co giật cũng có thể gây nám da
- Tuổi tác: Bước qua tuổi 30, cơ thể sẽ bị giảm khả năng sản xuất collagen, xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, tạo điều kiện cho tia cực tím xâm nhập và gây nám
- Rối loạn nội tiết: Sự thay đổi bất thường của hormone estrogen sẽ kích thích sản xuất melanin, hình thành nên các đốm nám sạm trên da
- Tia cực tím: Đây là tác nhân gây ra trên 80% tình trạng lão hóa, nám sạm da ở nữ giới. Khi tiếp xúc trực tiếp với tia UV, tế bào melanocytes trong cơ thể sẽ tăng cường sản sinh melanin, gây ra nám sạm
- Sử dụng mỹ phẩm sai cách: Da sạm nám có thể bắt nguồn từ thói quen sử dụng mỹ sai cách, lạm dụng mỹ phẩm hoặc dùng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
- Thói quen ăn uống: Ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến cơ thể tăng sản sinh AGEs, gây ra tình trạng lão hóa da, tăng sinh melanin và biểu hiện thành các đốm nám sậm màu
4. Điều trị nám làn da sạm nám như thế nào tốt nhất?
Da sạm nám tuy không phải bệnh lý gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ. Thực tế, việc điều trị nám sạm sẽ đòi hỏi rất nhiều yếu tố, cần kết hợp các phương pháp với nhau cũng như bảo vệ tốt làn da thì mới có thể điều trị dứt điểm.
4.1. Loại bỏ làn da thâm sạm bằng sản phẩm làm trắng da
Các sản phẩm kem bôi hoặc serum dưỡng trắng da có thành phần retinoic, kojic hoặc azelaic acid giúp tẩy trôi tế bào bị sừng hóa, loại bỏ da chết. Từ đó, giúp làm đều màu các mảng da bị sẫm màu, tạo cảm giác da trắng sáng và láng mịn hơn.
Tuy nhiên, nhược điểm của các sản phẩm dưỡng trắng da đó là chỉ có công dụng làm mờ nám sạm, không thể tác động sâu đến gốc nám bên không thể điều trị dứt điểm. Ngoài ra, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, phái đẹp nên tham khảo và sử dụng sản phẩm theo chỉ định từ bác sĩ da liễu.
4.2. Cải thiện sắc tố da cùng nguyên liệu có sẵn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các thành phần vitamin cùng chất chống oxy hóa có trong một số loại trái cây, rau củ giúp điều trị sắc tố da, cải thiện tone da và làm sáng vùng da bị thâm sạm. Thực hiện, phương pháp đắp mặt nạ tự nhiên đều đặn 2 - 3 lần/tuần, làn da của chị em sẽ trở nên mềm mịn, trắng sáng tự nhiên.
- Mặt nạ mật ong và chanh tươi: Vitamin C của chanh khi kết hợp tính kháng khuẩn của mật ong sẽ giúp giảm biểu hiện của các đốm nám, làn da nhờ vậy cũng trở nên đều màu hơn
- Lá tía tô: Chất chống oxy hóa có trong lá tía tô khi thẩm thấu vào da sẽ giúp ngăn chặn hoạt động melanin, dưỡng trắng và sáng da
- Trị sạm da bằng chuối chín: Trong chuối có chứa vitamin C, E với công dụng làm sáng da, tăng tính đàn hồi và làm mờ đốm nám
4.3. Thay đổi làn da nám sạm bằng các liệu pháp làm đẹp thẩm mỹ
Các biện pháp điều trị tại nhà chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thể can thiệp sâu để loại bỏ hoàn toàn gốc nám. Vì vậy, phái đẹp cần tham khảo các liệu pháp thẩm mỹ để lấy lại là da chắc khỏe, láng mịn và rạng rỡ từ bên trong:
- Chiếu laser: Phương pháp ứng dụng các chùm sáng laser tác động sâu vào lớp biểu bì nhằm phá vỡ cấu trúc melanin và đào thải chúng ra bên ngoài. Chiếu laser trị nám cần được thực hiện ở những địa chỉ uy tín, có bác sĩ giỏi chuyên môn để tránh tình trạng kích ứng da, nhiễm trùng hay để lại sẹo khi điều trị
- Peel da: Bản chất đây là phương pháp sử dụng acid citric hoặc acid lactic, beta hydroxy acid (BHA) để kích thích quá trình bong da, thay thế bằng các tế nào mới, kiến tạo làn da mềm mịn, hồng hào
5. Cần chú ý gì để ngăn ngừa nguy cơ làn da bị nám sạm, xỉn màu?
Da sạm nám không chỉ lấy đi sự tự tin của phái đẹp mà còn là biểu hiện của một làn da suy yếu, sức đề kháng kém. Để hạn chế tình trạng này xảy ra thì cách duy nhất đó chính là thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da:
- Giảm thiểu thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khung giờ từ 10 - 16 giờ, sử dụng kem chống nắng và các trang bị như mũ, kính, khẩu trang, quần áo dài,...
- Thiết lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất và các loại acid béo có lợi, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ hay chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
- Thay đổi giờ giấc sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, tăng cường các bài tập thể dụng cũng như kiểm soát tốt trạng thái tinh thần
- Chăm sóc da đúng cách mỗi ngày, sử dụng mỹ phẩm phù hợp với tình trạng làn da
Trên đây là toàn bộ các kiến thức phái đẹp cần trang bị về tình trạng da sạm nám. Bên cạnh những liệu pháp điều trị tại nhà, chị em nên tham khảo thêm công nghệ điều trị sắc tố để lấy lại làn da trắng sáng, khỏe mạnh từ bên trong. Liên hệ ngay với Won Clinic để được tư vấn và hiểu rõ hơn về công nghệ trị nám hàng đầu - Pico Max.
Bài viết gần đây