Bị nám da khi mang thai do đâu? Cách khắc phục nám như thế nào?

01/07/2023 Tác giả: Admin 53
Bị nám da khi mang thai là tình trạng các đốm có màu nhạt đến đậm xuất hiện nhiều ở quanh môi, mũi, hai bên má và trán của mẹ bầu. Giải thích hiện tượng này chuyên gia da liễu đưa ra nhận định, trong giai đoạn thai kỳ cơ thể các mẹ bỉm có sự thay đổi nội tiết tố, kích thích sự tăng sinh của hắc tố melanin hình thành nên nám. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, thế nhưng nám sạm lại khiến phái đẹp trở nên e ngại, kém tự tin trong cuộc sống.

1. Bị nám da khi mang thai do những nguyên nhân nào?

Bị nám da khi mang thai được giải thích là những đốm có màu nâu nhạt, vàng hoặc nâu đậm xuất hiện trên bề mặt da. Đây tình trạng khá phổ biến ở những chị em đang trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Với những người có tình trạng nám da trước đó, khi mang thai các đốm nám sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, nám da khi mang thai xuất phát từ sự thay đổi nội tiết tố, hoạt động sản xuất hormone Estrogen và Progesterone bất thường sẽ tác động mạnh lên tế bào da. Từ đó, kích thích hắc tố melanin sản xuất quá mức, biểu hiện thành những đốm nám sẫm màu trên làn da.

Bên cạnh đó, hormone Estrogen cũng làm tăng lượng enzyme sản sinh ra các sắc tố tyrosinase. Đồng thời, tác động trực tiếp đến các thụ thể melanocortin, khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn trước những tác hại từ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời.

Bị nám da khi mang thai là do sự rối loạn nội tiết, kích thích sản sinh melanin hình thành đốm nám

Bị nám da khi mang thai là do sự rối loạn nội tiết, kích thích sản sinh melanin hình thành đốm nám

2. Giải đáp thắc mắc: Nám sạm sau khi sinh có tự hết không?

Chuyên gia da liễu cho biết, tình trạng nám da trong quá trình mang thai sẽ mờ dần và hết hẳn sau khi mẹ bầu sinh con, đặc biệt là với những người chưa từng bị nám trước đó. Lý do là bởi lúc này, cơ thể phụ nữ sẽ quay lại trạng thái cân bằng nội tiết, từ đó lượng hắc tố melanin cũng sẽ suy giảm và đốm nám sẽ có xu hướng mờ dần.

Tuy nhiên, đối với những trường bị nám trước khi mang thai, những đốm nám sẽ không thể tự hết sau khi sinh em bé. Thay vào đó, phái đẹp cần tìm hiểu và áp dụng các phương pháp điều trị để cải thiện làn da, trả lại vẻ sáng mịn, trắng hồng.

3. Gợi ý các mẹ cách khắc phục nám khi mang bầu an toàn

Trong thời gian mang thai, phái đẹp cần cân nhắc kỹ khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào để tránh ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, phái đẹp cần ưu tiên những phương pháp điều trị tình trạng bị nám da khi mang thai an toàn và lành tính:

3.1. Thực hiện các biện pháp chống nắng và bảo vệ da

Những tác nhân bên ngoài môi trường như tia cực tím, khói bụi, ô nhiễm sẽ kích thích hắc tố melanin hoạt động mạnh mẽ hơn, khiến các đốm nám thêm sậm màu. Do đó, các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến các biện pháp chống nắng và bảo vệ da. Khi lựa chọn sản phẩm chống nắng cũng cần chú ý đến chỉ số SPF của sản phẩm. Ưu tiên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 50+ kết hợp cùng các trang bị bảo vệ da khác như mũ có vành, quần áo dài, khẩu trang, mắt kính,...

Hạn chế tình trạng nám da khi mang thai bằng các biện pháp bảo vệ làn da

Hạn chế tình trạng nám da khi mang thai bằng các biện pháp bảo vệ làn da

3.2. Tăng cường vitamin C giúp hạn chế tác động của hắc tố melanin

Các nghiên cứu khoa học chứng minh, vitamin C có công dụng đẩy lùi hắc tố melanin, làm mờ các đốm nám sạm kém thẩm mỹ. Sở dĩ, hàm lượng vitamin C khi hấp thụ vào cơ thể sẽ xảy ra sự tương tác với ion đồng tại những vị trí của tyrosinase, đồng thời kìm hãm hoạt động của enzyme tyrosinase gây nám.

Đối với các mẹ bầu, cách tốt nhất để điều trị đốm nám đó là tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, kiwi, cam, bưởi hay cà chua,... hoặc sử dụng các viên uống vitamin C theo hướng dẫn của bác sĩ.

3.3. Sử dụng các loại nguyên liệu tự nhiên để khắc phục nám da

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để cải thiện tình trạng làn da là phương pháp hoàn hảo dành cho các mẹ bầu. Dưới đây là các công thức mặt nạ tự nhiên có tác dụng đào thải hắc tố melanin, làm mềm và sáng da:

- Mặt nạ cà chua: Trong thành phần của cà chua, cung cấp hàm lượng vitamin A và C dồi dào, có công dụng làm sáng các đốm nâu, phục hồi tế bào giúp làn da trở nên mịn màng, trắng sáng hơn

- Mặt nạ dưa chuột: Lượng nước có trong dưa chuột khi thẩm thấu vào da sẽ giúp cấp ẩm toàn diện, đồng thời làm sạch sâu và tẩy trôi các tế bào chết trên da

- Mặt nạ mật ong: Với đặc tính kháng khuẩn, mật ong giúp điều trị tình trạng đốm nám sạm trên da, cấp ẩm và dưỡng trắng da nhanh chóng

- Mặt nạ nghệ và sữa chua: Thành phần Curcumin được chứng minh có khả năng ức chế sự phát triển của hắc tố melanin. Đồng thời, các nhóm vitamin A, C và acid lactic trong sữa chua sẽ có nhiệm vụ dưỡng ẩm, làm mờ nám sạm

- Mặt nạ lá tía tô: Trong lá tía tô có các dưỡng chất làm sáng da như vitamin A, C, canxi, sắt và photpho, giúp giảm sự tích tụ hắc tố melanin, làm mờ vết nám, sạm da

Mẹ bầu nên ưu tiên những biện pháp trị nám bằng nguyên liệu tự nhiên

Mẹ bầu nên ưu tiên những biện pháp trị nám bằng nguyên liệu tự nhiên

3.4. Cẩn trọng trong việc lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da

Các thành phần có trong kem dưỡng, sữa rửa mặt và nhiều loại mỹ phẩm khác có thể là nguyên nhân gây nám sạm ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, một số chất hóa học có trong mỹ phẩm sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, khi bước vào giai đoạn thai kỳ, phái đẹp nên tìm hiểu và sử dụng các loại mỹ phẩm có bảng thành phần lành tính, chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên.

Ngoài ra, chị em tuyệt đối không nên tự ý thực hiện các phương pháp thẩm mỹ sau nếu chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa:

- Thực hiện các liệu pháp peel da, lột da trị nám

- Không sử dụng retinol hay các hóa chất lột da trong quá trình mang thai

- Tránh sử dụng công nghệ chiếu laser trị nám khi mau bầu

3.5. Cải thiện sắc tố da với sản phẩm kem trị nám

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu làm đẹp của các mẹ bầu đã có rất nhiều thương hiệu dược mỹ phẩm đưa ra các sản phẩm kem bôi trị nám không có thành phần lột da hay chất hóa học ảnh hưởng đến thai nhi.

Mặc dù vậy, phái đẹp vẫn cần thăm khám trực tiếp và thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ để tránh những biến chứng ngoài mong muốn. Hãy ưu tiên lựa chọn các loại kem bôi trị nám được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận phù hợp với phụ nữ mang thai.

Chăm sóc da với kem trị nám được cấp phép đầy đủ giấy tờ

Chăm sóc da với kem trị nám được cấp phép đầy đủ giấy tờ

4. Mẹ bầu cần chú ý những gì khi điều trị nám da?

Theo các bác sĩ tại Viện da liễu Trung ương, bị nám da khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường và rất phổ biến. Vì vậy, các mẹ bầu không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy chú trọng đến việc bổ sung dưỡng chất vừa khỏe mẹ vừa khỏe bé. Ngoài ra, phái đẹp cũng nên:

- Luôn duy trì trạng thái ổn định, tinh thần thư thái, hạn chế căng thẳng, âu lo hay áp lực sẽ khiến tình trạng làn da nghiêm trọng hơn

- Tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng như tốt cho sức khỏe làn da như nho, táo, dâu tây, rau xanh, cá giàu omega-3,...

- Ưu tiên sử dụng các phương pháp tự nhiên để khắc phục tình trạng nám da, cải thiện sắc tố da

- Tuyệt đối không tự ý dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng để trị nám

- Sau khi sinh nếu tình trạng nám da chưa có dấu hiệu suy giảm nên thăm khám với các chuyên gia/bác sĩ để có liệu trình phù hợp

Bị nám da khi mang thai là tình trạng tương đối phổ biến ở những mẹ bầu. Hầu hết các vấn đề rối loạn sắc tố da khi mang thai sẽ tự hết sau thời gian sinh em bé. Tuy nhiên, phái đẹp cần có những biện pháp khắc phục để tránh tác động xấu của đốm nám kém thẩm mỹ đến diện mạo của mình.

0.03203 sec| 2296.477 kb